28/07/2022Admin
Đường Ăn Kiêng 101: Tất tần tật kiến thức đường ăn kiêng bạn phải biết
Table of Contents
I. Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là một loại chất tạo ngọt có công dụng thay thế cho các loại đường thông thường. Đường ăn kiêng hầu như không chứa calo giúp giảm cân hiệu quả và là lựa chọn tốt cho người ăn kiêng.
Sở dĩ gọi là đường ăn kiêng vì nó tạo vị ngọt trên lưỡi, khiến người ăn cứ ngỡ nó được làm từ đường. Chính vì thế, đường ăn kiêng cũng được gọi là chất tạo
ngọt nhân tạo và được sản xuất từ việc chiết suất thực vật hoặc từ quá trình xử lý các chất tổng hợp hóa học. Chúng thường được thêm vào các món ăn hay đồ uống như cà phê, trà,…để thay thế cho đường thường, đây được xem là một phương pháp giảm cân hiệu quả cho người ăn kiêng hay người cần giảm lượng đường trong cơ thể.
Nguồn gốc của đường ăn kiêng:
Đường ăn kiêng có nguồn gốc từ thiên nhiên, không phải là chất hóa học, mà bản chất là các amino axit có vị ngọt. Đặc biệt những loại đường ăn kiêng hiện nay đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trên 150 quốc gia. Đường ăn kiêng không chỉ giúp người sử dụng hạn chế lượng đường huyết trong máu mà còn không chứa thành phần saccharin (chất gây ung thư nếu sử dụng lâu dài)
Đường ăn kiêng mang lại lợi ích gì?
Đối với một số người thích ăn uống ngọt nhưng không muốn tăng cân, hoặc đối với người bệnh đái tháo đường thì việc sử dụng các loại đường ăn kiêng có ít hoặc không có năng lượng thay cho đường thông thường là một phương pháp đúng đắn. Lợi ích của đường ăn kiêng cụ thể như sau:
- Kiểm soát cân nặng: Các loại đường ăn kiêng hầu như không chứa bất kì năng lượng nào. Dùng thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo là một trong các phương pháp hữu hiệu dành cho những người muốn làm giảm lượng đường tiêu thụ và những ai thường xuyên uống nước ngọt hay ăn bánh ngọt mỗi ngày. Vì chất làm ngọt nhân tạo có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Theo một số nghiên cứu về việc sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường thông thường cho thấy chỉ số cơ thể của người dùng đường ăn kiêng có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể ở BMI ở nam giảm trung bình 1,7 và 1,2 ở nữ giới.
- Kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn: Carbohydrate là thành phần chính ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng không phải là dưỡng chất duy nhất cung cấp calo. Thực phẩm chứa protein và chất béo cũng sẽ mang lại năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức sẽ đốt cháy trong một ngày, chúng sẽ được chuyển thành chất béo và được lưu trữ trong cơ thể. Càng tăng cân thì cơ thể càng ít nhạy cảm với insulin. Kết quả là lượng đường trong máu của bạn cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đường ăn kiêng không phải là carbohydrate, vì thế sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, từ đó giúp người bệnh tiểu đường được thưởng thức các món ăn nhưng vẫn bảo toàn được hương vị và dễ dàng kiểm soát được đường huyết của họ.
- Bảo vệ sức khoẻ răng miệng: Đường để ăn hằng ngày là một trong các nguyên nhân gây ra sâu răng. Tuy nhiên, chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, không chỉ mang lại hương vị đặc biệt, giống như đường mía mà chúng ta thường ăn. Chúng còn được ghi nhận không có bất kỳ tương tác gì với các loại vi khuẩn trong khoang miệng và có cơ chế hoạt động tương tự như một chất trung hoà acid, vì vậy chúng giúp làm giảm tình trạng sâu răng.
- Giảm cảm giác thèm ăn: Phần lớn các loại thực phẩm chứa đường ăn kiêng đều có tác dụng làm giảm cảm giác đói cũng như ức chế sự thèm ăn một cách hiệu quả, nhất là những người thừa cân. Chẳng hạn, người ta đã phát hiện loại đường aspartame làm giảm cảm giác thèm ăn, trái ngược lại với nhiều thông tin trước đây cho rằng vị ngọt của aspartame thúc đẩy cảm giác đói.
II. Các loại đường ăn kiêng thông dụng trên thế giới.
Đường ăn kiêng nhân tạo (Artifical Sweetener):
Nghiên cứu chỉ ra rằng, đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch thậm chí là ung thư. Vị ngọt trong đường thường quyến rũ chúng ta ăn nhiều hơn, lâu dài đem đến những biến chứng khôn lường cho sức khỏe.
Từ khi khám phá ra cách sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường, những người béo phì, tiểu đường như tìm thấy một vị “cứu tinh” cho khẩu vị, bởi đường nhân tạo với các đặc tính: có vị ngọt, không hoặc chứa rất ít Calories.
Đường nhân tạo được các nhà khoa học tạo ra một cách công nghiệp, một số loại đường nhân tạo có vị ngọt rất đậm (có thể lên tới gấp trăm lần so với đường bình thường). Vì vậy, đường nhân tạo thường được sử dụng với khối lượng rất nhỏ trong thực phẩm để tạo độ ngọt vừa đủ.
Dưới đây sẽ là một số chất tạo ngọt tạo ngọt được cấp phép sử dụng trong thực phẩm như một chất tạo ngọt có dinh dưỡng hay chất tạo ngọt sinh năng lượng mà bạn có thể tham khảo nếu như muốn sử dụng thử trong chế độ ăn kiêng của bạn, như:
- Aspartame: Chứa rất ít calo và có độ ngọt cao gấp 200 lần so với đường sucrose, chất này dễ bị mất vị ngọt nếu bị tác động dưới nhiệt độ cao. Do đó người tiêu dùng có thể sử dụng một lượng nhỏ để tạo độ ngọt cho món uống hoặc món ăn không cần chế biến dưới nhiệt độ cao. Tên thương mại của Aspartame gồm: Nutrasweet®, Equal® và Sugar Twin®
- Acesulfame K (Ace-K): Acesulfame là đường hóa học được phát triển bởi nhà khao học người Dức Karl Clauss. Acesulfame có vị hậu đắng khó chịu, tuy nhiên, Ace-K có khả năng chịu nhiệt cao mà không biến chất, có khả năng dùng được trong nấu nướng. FDA của mỹ khuyến cáo chỉ nên dùng 15 mg cho 1 kg cơ thể ( Vd: nếu bạn nặng 15 mg thì bạn chỉ được sài 0.75 gram 1 ngày
- Sucralose: Đây là đường hóa học thông dụng nhất vì khả năng hòa tan trong mọi thể dung dịch ( nước, cồn chất béo) có độ ngọt cao gấp 600 lần so với đường sucrose, hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao hay môi trường có tính axit, bazơ trung tính, thích hợp để nấu nướng, làm nước giải khát và trái cây đóng hộp. Tên thương mại của những sản phảm có chứa Sucralose gồm: Splenda®.
- Đường Isomalt: Đây là một loại đường được sản xuất từ củ cải đường. Đường Isomalt có vị ngọt tương tự đường thông thường nhưng chứa hàm lượng calories rất thấp ( chỉ khoảng 2 kcal/g). Vị ngọt của đường isomalt được đánh giá là ngọt gần bằng một nửa với các loại đường bình thường. Khi sử dụng có thể pha trộn với các chất làm ngọt có cường độ cao hơn như sucralose để tạo vị ngọt mong muốn. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với số lượng lớn, hơn 20-30g/ ngày, đường isomalt dễ gây đầy hơn, đau bụng.
- Đường xylitol: Xylitol được phân loại là một loại đường rượu.
Về mặt hóa học, rượu kết hợp các đặc điểm của phân tử đường và phân tử rượu, giúp tạo độ ngọt tương tự đường thông thường. Xylitol được tìm thấy với một lượng nhỏ trong nhiều loại trái cây và rau quả và do đó nó được coi là tự nhiên. Đường Xylitol thường được sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm ăn kiêng như: kẹo cao su không đường, thực phẩm thân thiện với bệnh tiểu đường và các sản phẩm chăm sóc răng miệng có vị ngọt.
Về mặt năng lượng, ở mỗi gam đường xylitol chỉ chứa khoảng 2,4 calo. Vì xylitol là một chất làm ngọt tinh chế, nó không chứa bất kỳ vitamin, khoáng chất hoặc protein nào. Theo nghĩa đó, nó chỉ cung cấp calo rỗng. Mặc dù được sản xuất từ rượu se chứa carbohydrate về mặt lý thuyết, thế nhưng nhờ vào cấu trúc hóa học mà hầu hết chúng không làm tăng lượng đường trong máu và do đó không được tính là carb thuần, khiến chúng trở thành chất ngọt phổ biến trong các sản phẩm ăn kiêng (low-carb).
- Đường dừa: Đường dừa hiện là một trong những chất làm ngọt tự nhiên. Khác với đường mía phải trải qua quá trình tinh luyện như đường mía thì đường từ cây dừa lại giữ nguyên được giá trị tự nhiên. Chúng chỉ có khoảng 20 – 30% fructose, thấp hơn đáng kể so với đường trắng. Đường dừa được cho rằng tốt cho đường ruột, cân bằng tâm trạng và có giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều chất chống oxi hoá, sắt, canxi và kali. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đường này vẫn sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc phải các tình trạng rối loạn sức khỏe bao gồm tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch do chỉ số đường huyết tăng cao.
- Đường La Hán Quả: La hán quả là một cây trồng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Chiết xuất La Hán Quả (Siraitia grosvenorii Swingle fruit extract – SGFE) chứa hàm lượng mogroside khác nhau, đây là thành phần không có giá trị dinh dưỡng của quả có vị ngọt đặc trưng. SGFE, phụ thuộc vào hàm lượng mogroside, có độ ngọt cao gấp 100 đến 250 lần so với đường sucrose. Chúng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, hỗ trợ quá trình giảm cân và cung cấp chất chống oxi hoá. Một nghiên cứu về tác dụng của la hán quả cho thấy loại quả này không hề độc hại. Nghiên cứu này đã cho động vật dùng một lượng chiết xuất la hán quả lớn và không tìm ra bất cứ tác dụng phụ nào.
- Đường Erythritol: Erythritol là một loại rượu đường tự nhiên có trong một số loại trái cây và thực vật lên men như nho, đào, dưa hấu, nấm rơm. Đường Erythritol là một loại rượu đường và là sản phẩm công nghiệp sau cùng được tạo ra bới quá trình lên men của lúa mì hoặc tinh bột ngô. Đường Erythritol mang lại công dụng tuyệt vời như: Không gây tăng Insulin hay đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,…Tuy nhiên đường Erythritol sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hoá, dị ứng da,…nếu như bạn tiêu thụ một lượng lớn vào cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng, bạn không nên tiêu thụ quá 1g erythritol cho mỗi kg trọng lượng cơ thể (ví dụ không quá 68g erythritol cho người cân nặng 68kg)
- Đường cỏ ngọt: Chất tạo ngọt Steviol glycosides (Glycosides có độ tinh khiết ≥95%) là thành phần tự nhiên của lá Stevia rebaudiana (Bertoni) Bertoni, một cây trồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và thường được gọi là Stevia. Steviol glycosides là chất tạo ngọt không có dinh dưỡng và có độ ngọt cao gấp 200 đến 400 lần so với đường sucrose. Chúng an toàn cho người bị bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Mặc dù thường được công nhận là an toàn, cỏ ngọt có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, ví dụ: có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột.
- Đường bắp: Đường bắp chính là loại đường không năng lượng, chất tạo ngọt không có đường. Đây là chất tạo ngọt được chế ra bằng tinh luyện đường trái bắp (ngô). Khác với đường kính, hóa học thông thường thì độ ngọt tự nhiên tinh luyện từ bắp đem đến lợi ích sức khỏe người dùng: Thành phần thiên nhiên và không hóa chất độc hại; Không chứa calories – không năng lượng và không gây nên tăng đường huyết, tích tụ mỡ thừa,…Tuy nhiên, hạn chế lượng đường khi dùng, ăn hoặc uống với đường bắp ở độ ngọt vừa phải và không nên ỷ lại vào đường bắp. Hãy kết hợp việc sử dụng đường bắp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, thì việc giảm cân mới có hiệu quả như mong muốn.
III. Hướng dẫn chọn đường ăn kiêng.
Đọc và hiểu các nhãn hiệu đường ăn kiêng:
Trước khi mua và sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chúng ta nên tìm hiểu kĩ về chúng, và đường ăn kiêng cũng vậy. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đường ăn kiêng khác nhau khiến bạn đau đầu không biết lựa chọn loại nào là phù hợp với mình.
Sau đây là một số lưu ý quan trọng để giúp bạn lựa chọn một sản phẩm đường ăn kiêng phù hợp nhất cho mình:
- Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm: Ở mỗi nơi khác nhau sẽ có nguồn nguyên liệu, công thức chế biến cũng như công nghệ sản xuất khác nhau, theo đó chất lượng cũng sẽ khác nhau. Do đó, khi tìm mua đường ăn kiêng bạn nên cân nhắc chọn lựa cơ sở uy tín để mua.
- Thương hiệu: Sản phẩm có thương hiệu uy tín, được sản xuất bởi nhà sản xuất lớn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề ắt hẳn sẽ sở hữu cho mình dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng với công thức chế biến sản phẩm ưu việt và tạo ra một sản phẩm chất lượng cao. Vì thế, chọn sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ mang lại hiệu quả tốt và cho bạn cảm giác an tâm khi sử dụng.
- Địa điểm chọn mua sản phẩm: Hiện nay, sản phẩm đường ăn kiêng được bày bán tràn lan trên thị trường do đó việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng không phải là điều không thể. Do đó, bạn nên tìm mua sản phẩm chính hãng tại các địa điểm uy tín, nổi tiếng và được chứng nhận bởi chứng nhận bởi cục An toàn thực phẩm hoặc các hiệu thuốc kinh doanh thực phẩm chức năng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Hàm lượng sản phẩm: Khi mua sản phẩm đường ăn kiêng bạn nên quan tâm đến thành phần cũng như hàm lượng của chúng, ít calo, nhiều calo hay không calo và thích hợp dùng làm gì chẳng hạn như thích hợp làm thức uống, làm bánh kẹo hoặc chế biến món ăn. Ngoài ra bạn cần lưu ý đến độ ngọt của chúng nếu như bạn là một người thích ăn ngọt. Từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với chế độ ăn kiêng của mình.
Đường ăn kiêng dành cho người:
- Người tiểu đường:
Đối với những người mắc phải bệnh tiểu đường thì loại đường dành cho người bệnh hay còn gọi là chất thay thế đường có nguồn gốc từ tự nhiên đã đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường mà vẫn không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hương vị thơm ngon của sản phẩm. Một số loại đường dành cho người tiểu đường cần phải kể đến đó là:
- Đường cỏ ngọt.
- Đường dừa.
- Đường xylitol hoặc erythritol.
- Đường la hán quả.
- Người cần eat clean:
Những người ăn eat clean nên sử dụng mật ong, đường thốt nốt, siro… Đến đây hẳn sẽ thắc mắc rất nhiều bởi nếm theo vị giác, loại đường này rất ngọt, dễ gây ra rát cổ họng. Tuy nhiên, đây lại là loại đường ít sử dụng hóa chất tẩy trắng, hoàn toàn từ thiên nhiên ,vô cùng phù hợp chế độ eat clean.
- Người ăn kiêng Keto:
Khi bắt đầu chế độ ăn kiêng KETO, bạn phải ngưng sử dụng đường kính. Đường kính không phải là gia vị thích hợp sử dụng khi ăn Keto. Thay vào đó bạn nên sử dụng những loại đường như: Đường Allulose, đường La Hán Quả, đường Cỏ Ngọt, đường Erythritol đều là các sản phẩm phù hợp cho Keto, có vị ngọt và sử dụng giống như đường kính mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người thường nấu ăn/ làm bánh bằng đường ăn kiêng:
Điều quan trọng khi làm bánh cho người tiểu đường hay người ăn kiêng, keto là lựa chọn loại đường ăn kiêng. Với mức năng lượng và chỉ số đường huyết thấp, đường cỏ ngọt, đường xylitol,… là những lựa chọn thay thế an toàn cho đường kinh trắng khi làm bánh.
IV. Những câu hỏi thường gặp của đường ăn kiêng.
- Ăn đường ăn kiêng liệu có béo không?
Đường ăn kiêng rất hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân hoặc duy trì cân nặng hiện tại. Đây là một chất tạo ngọt không dinh dưỡng, có ít hoặc không có calo. Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể lựa chọn những loại thực phẩm và đồ uống có chứa đường ăn kiêng. So với những thực phẩm có đường, chất làm ngọt trong đường ăn kiêng ít tác động và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại đồ uống hoặc thức ăn chứa đường nhân tạo đều có tác dụng làm giảm cảm giác đói cũng như ức chế sự thèm ăn một cách hiệu quả. Vì thế, đường ăn kiêng không gây béo cho người dùng mà còn giúp điều chỉnh lượng đường phù hợp cho cơ thể.
- Tác dụng phụ của đường ăn kiêng là gì?
Theo các bác sĩ, đường ăn kiêng nên được sử dụng đúng cách (loại, liều lượng) giúp người bệnh thỏa mãn nhu cầu ăn uống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không nên lạm dụng đường ăn kiêng trong ăn uống hàng ngày vì có thể gây một số hậu quả: nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, táo bón (đường aspartame). Nhiều người sai lầm khi sử dụng đường ăn kiêng quá liều vì cho rằng loại đường này không gây tăng đường huyết; dùng chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao làm mất tác dụng.
- Đường ăn kiêng có nấu ăn được không?
Đường ăn kiêng có vị ngọt tương tự hương vị đường tự nhiên. Đường ăn kiêng có thể dùng để nấu ăn mà không ảnh hưởng khẩu vị. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến tính chất hóa học của loại đường bạn sử dụng, tránh tình trạng đường bị mất vị ngọt trong quá trình chế biến. Một số loại đường ăn kiêng có thể nấu ăn được có thể kể đến là: Erythyriol, đường la hán quả, đường bắp, đường Suraclose…
- Đường ăn kiêng nào phụ nữ có thai có thể dùng?
Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể thai phụ đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai.Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ. Chính vì thế, đường ăn kiêng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho thai phụ. Nhưng không phải loại đường ăn kiêng nào cũng phù hợp với thai phụ. Đường Sucralose – chất này được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Ưu điểm của loại đường nhân tạo này là không có chứa calorie, nên không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Đường ăn kiêng có an toàn cho trẻ em?
Khi trẻ ăn đường thông thường, máu sẽ vận chuyển nó đến các tế bào. Tại đây, chúng được chuyển thành năng lượng hoặc lưu trữ để sử dụng sau này dưới dạng glycogen hoặc biến thành axit béo, lắng đọng trong tế bào mỡ. Đường ăn kiêng có vị ngọt đậm đà như hương vị tự nhiên nhưng cung cấp lượng calo rất ít trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vậy, nó được cho là không gây tích mỡ thừa, tăng huyết áp sau ăn.. Tuy nhiên, ở trẻ em, phụ huynh cần cẩn trọng khi sử dụng đường ăn kiêng hay chất tạo ngọt nhân tạo.
- Đường ăn kiêng có hại cho gan không?
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đường ăn kiêng gây hại cho gan nhưng bạn cũng nên kiểm soát về liều lượng khi dùng đường ăn kiêng, tuyệt đối không quá lạm dụng nếu không muốn kết quả của việc kiêng cữ đường bằng 0. Theo các chuyên gia y tế, nếu lạm dụng đường ăn kiêng vẫn có nguy cơ gây hại cho cơ thể. Vì vậy, tùy theo hàm lượng đường cho phép của cơ thể mà bạn có chế độ bổ sung hợp lí. Theo khuyến cáo của FDA, một người bình thường không nên dùng nhiều hơn 20mg/ngày tương đương với bốn muỗng cà phê đường. Riêng đối với những người bệnh tiểu đường, lượng đường cần bổ sung nên được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ điều trị.
VI. Giới thiệu về đường ăn kiêng la hán quả Monk Fruit CT.
Bạn có biết công dụng tuyệt vời từ La Hán Quả?
La Hán Quả là 1 vị thuốc bổ trong đông dược. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc y chữa bệnh tiểu đường ,tim mạch, có tính chất thanh nhiệt tự nhiên. Khi nấu ra nước có vị ngọt tự nhiên, thường được sử dụng là 1 chất tạo ngọt tự nhiên trong đông dược.
Năm 1997, 1 bác sĩ người nhật mang tên Yuji Murata đã phát hiện và cô lập thành công Mogroside V, thành phần tạo ngọt chính trong quả la hán. Mogroside V có vị ngọt hơn 300 lân với đường mía và mang lại những điều kì diệu như:
- Kháng viêm
- Hạ đường huyệt
- Giàu antioxidiant
MONK FRUIT CT – ĐƯỜNG ĂN KIÊNG CHIẾT XUẤT TỪ LA HÁN QUẢ
Thành phần chính gồm erythritol và chiết xuất la hán quả. Erythritol là 1 loại đường cồn ( Sugar alcohol ), có nhiều trong trái cây tự nhiên, vị ngọt tầm 70% đường thường, 0 Calories và 0 Glycemix index, được sản xuất bằng cách lên me tự nhiên từ bắp hoặc lúa mì. Được sản xuất tại nhà máy Nature, đạt chuẩn cGMP, hiện đại và tự động hóa.
An toàn: Đường ăn kiêng la hán quả được mỹ đánh xếp hạn GRAS, được tiêu thụ rộng rãi toàn quốc.
Độ ngọt tự nhiên: Monk Fruit CT sử dụng nguyên liệu la hán quả cao cấp, chuẩn hóa Morgoside V 30 % đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ ngọt cho mọi sản phẩm.
Đây dường như là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường và bất kỳ ai muốn thực hiện chế độ ăn kiêng để bảo vệ sức khoẻ. Hãy liên hiện ngay với chúng tôi nếu bạn muốn có chúng trong bữa ăn, uống hàng ngày của mình nhé!